BỐI CẢNH
Uống rượu bia không chỉ gây hại cho sức khỏe tinh thần mà còn là nguyên nhân thúc đẩy hàng loạt các loại bệnh về tiêu hóa, tim mạch, xơ gan, tiểu đường và cả ung thư.
MỤC TIÊU
Thử nghiệm này được thực hiện nhằm kiểm tra tác động của nước giàu Hydro và khí Hydro giúp làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở ở 6 tình nguyện viên khỏe mạnh.
PHƯƠNG PHÁP
Những người tham gia thử nghiệm (3 nam, 3 nữ) được cấp 2 hoặc 3 lon bia tiger nâu (tùy đối tượng). Sau khi uống hết số bia được cấp, mỗi người sẽ được đo nồng độ cồn trong hơi thở và được chỉ định uống nước giàu Hydro, hít khí Hydro hoặc kết hợp uống nước giàu Hydro và hít khí Hydro. Tiến hành đo kiểm nồng độ cồn trong hơi thở của 6 đối tượng ở giai đoạn 30 phút và 60 phút kể từ lần đo đầu tiên sau khi uống bia. Ghi nhận kết quả nồng độ cồn trong hơi thở ở mỗi người.
DỤNG CỤ ĐO NỒNG ĐỘ CỒN TRONG HƠI THỞ
Máy đo nồng độ cồn AT7000
KẾT QUẢ
Nồng độ cồn sau 30 phút và 60 phút ở các đối tượng là:
1. Trâm (uống bia, không uống nước giàu Hydro, không hít khí Hydro)
- Nồng độ cồn sau khi uống 2 lon bia (660ml): 124mg/100ml
- Sau 30 phút, nồng độ cồn tăng: từ 124 lên 144 (mg/100ml)
- Sau 60 phút, nồng độ cồn giảm, từ 124 còn 90 (mg/100ml)
=> Sau 30 phút, nồng độ cồn tăng 20mg/100ml và sau 60 phút, nồng độ cồn giảm 34mg/100ml
2. Thảo (uống bia + uống nước giàu Hydro)
- Nồng độ cồn sau khi uống 2 lon bia (660ml): 200mg/100ml
- Sau 30 phút, nồng độ cồn giảm: từ 200 còn 93 (mg/100ml)
- Sau 60 phút, nồng độ cồn giảm, từ 200 còn 86 (mg/100ml)
=> Sau 60 phút, nồng độ cồn giảm sâu, giảm 114mg/100ml
=> Uống nước giàu Hydro giúp làm giảm nồng độ cồn hiệu quả ở cả giai đoạn 30 phút và 60 phút
3. Linh (uống bia + uống nước giàu Hydro + hít khí Hydro)
- Nồng độ cồn sau khi uống 2 lon bia (660ml): 92mg/100ml
- Sau 30 phút, nồng độ cồn giảm: từ 92 còn 71 (mg/100ml)
- Sau 60 phút, nồng độ cồn giảm, từ 92 còn 56 (mg/100ml)
=> Sau 60 phút, nồng độ cồn giảm 36mg/100ml
=> Uống nước giàu Hydro và hít khí Hydro giúp làm giảm nồng độ cồn ở cả giai đoạn 30 phút và 60 phút
4. Lam (uống bia, không uống nước giàu Hydro, không hít khí Hydro)
- Nồng độ cồn sau khi uống 3 lon bia (990ml): 135mg/100ml
- Sau 30 phút, nồng độ cồn tăng: từ 135 lên 144 (mg/100ml)
- Sau 60 phút, nồng độ cồn giảm, từ 135 còn 100 (mg/100ml)
=> Sau 30 phút, nồng độ cồn tăng 9mg/100ml và sau 60 phút, nồng độ cồn giảm 35mg/100ml
5. Nhân (uống bia + hít khí Hydro)
- Nồng độ cồn sau khi uống 3 lon bia (990ml): 113mg/100ml
- Sau 30 phút, nồng độ cồn giảm: từ 113 còn 97 (mg/100ml)
- Sau 60 phút, nồng độ cồn giảm, từ 113 còn 92 (mg/100ml)
=> Sau 60 phút, nồng độ cồn giảm sâu, giảm 21mg/100ml
=> Hít khí Hydro giúp làm giảm nồng độ cồn ở cả giai đoạn 30 phút và 60 phút
6. Trung (uống bia + uống nước giàu Hydro + hít khí Hydro)
- Nồng độ cồn sau khi uống 2 lon bia (660ml): 200mg/100ml
- Sau 30 phút, nồng độ cồn giảm: từ 200 còn 62 (mg/100ml)
- Sau 60 phút, nồng độ cồn giảm, từ 200 còn 22 (mg/100ml)
=> Sau 60 phút, nồng độ cồn giảm sâu, giảm 178mg/100ml
=> Uống nước giàu Hydro + hít khí Hydro giúp làm giảm nồng độ cồn hiệu quả ở cả giai đoạn 30 phút và 60 phút
KẾT LUẬN
Nồng độ cồn trong hơi thở ở các đối tượng uống nước giàu Hydro, hít khí Hydro, kết hợp uống nước giàu Hydro và hít khí Hydro giảm đáng kể so với đối tượng không uống nước giàu Hydro, không hít khí Hydro. Điều này có thấy rằng, nước giàu Hydro và khí Hydro giúp làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở hiệu quả. Thử nghiệm này được thực hiện bởi Phòng Nghiên cứu và Phát triển của Tập đoàn Kim Long Phát.
CHÚ THÍCH
Phương pháp thử nghiệm này được Phòng Nghiên cứu và Phát triển của Tập đoàn Kim Long Phát tham khảo các nghiên cứu khoa học dưới đây:
- Nước hydro điện phân bảo vệ chống độc tế bào do Ethanol (rượu bia) gây ra bằng cách điều chỉnh các enzyme liên quan đến chuyển hóa Aldehyde trong dòng tế bào gan HepG2 – Satoshi Yano và cộng sự (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8158728/)
- Lượng hydro làm giảm mức tiêu thụ rượu bia và các triệu chứng nôn nao ở người trưởng thành khỏe mạnh: một nghiên cứu chéo ngẫu nhiên và có đối chứng giả dược – Xiang Lv và cộng sự (https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36124653/)