Khí Hydro được biết đến là chất chống oxy hóa an toàn cho cơ thể. Với đặc tính chống oxy hóa mạnh, khí Hydro được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng tích cực trong hỗ trợ ngăn ngừa, cải thiện bệnh. Đáng chú ý là tiềm năng của khí Hydro có thể được sử dụng trong phẫu thuật tim giúp làm giảm căng thẳng oxy hóa.
1. Tìm hiểu về liệu pháp hít khí Hydro
1.1. Khí Hydro là khí gì?
Hydro là nguyên tố nhẹ nhất và tồn tại ở thể khí, phổ biến nhất trong vũ trụ, tạo nên khoảng 75% tổng khối lượng vũ trụ và tới trên 90% tổng số nguyên tử. Hydro có trọng lượng nguyên tử 1,00794 amu, khối lượng mol là khoảng 2,016 g/mol. Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, Hydro là một khí lưỡng nguyên tử có công thức phân tử H2, không màu, không mùi, dễ bắt cháy, rất nhẹ và rất dễ bay hơi. Trong Y học, Hydro là một chất chống oxy hóa mạnh.
1.2. Công dụng của liệu pháp hít khí Hydro đối với sức khỏe
Liệu pháp hít khí Hydro được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công nhận là “Liệu pháp Y tế Tiên tiến B”, được sử dụng rộng rãi ở các bệnh viện, phòng khám tại Nhật Bản. Khi hít khí Hydro, Hydro tác động chủ yếu lên não và các cơ quan, quá trình này được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện các bệnh liên quan đến não và các cơ quan của cơ thể như: viêm phổi, stress, mất ngủ, viêm tụy cấp, nhồi máu não cấp tính, ung thư túi mật di căn gan…
2. Tìm hiểu về phương pháp bắc cầu tim phổi (CPB) sử dụng trong phẫu thuật tim
2.1. Phương pháp bắc cầu tim phổi trong phẫu thuật tim là gì?
Phương pháp bắc cầu tim phổi (CPB) là một hình thức tuần hoàn ngoài cơ thể có chức năng hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp cùng với việc quản lý nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật trên tim và các mạch máu lớn.
Phẫu thuật bắc cầu tim phổi (CPB) cung cấp một môi trường không có máu cho phẫu thuật tim. Nó kết hợp một mạch ngoại bào để cung cấp hỗ trợ sinh lý, trong đó máu tĩnh mạch được dẫn lưu vào một bể chứa, được oxy hóa và đưa trở lại cơ thể bằng một máy bơm. Nỗ lực của nhóm giữa bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ truyền dịch và bác sĩ gây mê là điều rất quan trọng để thực hiện CPB thành công.
2.2. Vai trò của phương pháp bắc cầu tim phổi trong phẫu thuật tim
Sử dụng phương pháp bắc cầu tim phổi trong phẫu thuật tim giúp:
Giúp giảm mất máu trong quá trình phẫu thuật và trả lại máu cho người bệnh
Giúp tim đứng yên, không đập để bác sĩ có thể phẫu thuật
Bảo vệ các mô cơ của tim
Ngăn ngừa sự căng phồng hoặc sưng tấy của tim trong khi phẫu thuật
Bảo vệ mô cơ tim…
2.3. Những hạn chế khi sử dụng phương pháp bắc cầu tim phổi trong phẫu thuật tim
Khi sử dụng phương pháp bắc cầu tim phổi trong phẫu thuật tim có thể gây ra các biến chứng như: suy tim, rối loạn chức năng thận và phổi, rối loạn đông máu, rối loạn chức năng thần kinh và nhận thức… đồng thời có thể gây nên tình trạng căng thẳng oxy hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
3. Hít khí Hydro có thể ứng dụng trong phẫu thuật tim theo phương pháp bắc cầu tim phổi (CPB)
Với đặc tính chống oxy hóa mạnh, khí Hydro có thể được sử dụng trong phẫu thuật tim giúp làm giảm căng thẳng oxy hóa hiệu quả.
20 bệnh nhân (16 nam; 4 nữ) mắc bệnh van tim mắc phải được phẫu thuật bằng phương pháp CPB tham gia nghiên cứu hít khí Hydro để kiểm tra tác động của Hydro đối với quá trình oxy hóa, được chia thành 2 nhóm:
▪️ Nhóm 1 (11 người): hít khí Hydro
▪️ Nhóm 2 (9 người): không hít khí Hydro
Hai nhóm được lấy mẫu máu ở 4 giai đoạn:
▪️ Giai đoạn 1: ngay sau khởi mê
▪️ Giai đoạn 2: trước khi bắt đầu CPB
▪️ Giai đoạn 3: sau khi chấm dứt CPB
▪️ Giai đoạn 4: một ngày sau ca phẫu thuật
Cường độ của các quá trình peroxy hóa lipid được đánh giá bằng mức độ liên hợp diene (DC), triene (TC) và bazơ Schiff (SB).
Kết quả nghiên cứu đạt được:
▪️ Mẫu máu động mạch
– Nhóm 1: khí Hydro được sử dụng trong các mẫu máu động mạch. Ở giai đoạn 2 và giai đoạn 4, mức độ TC và SB giảm so với giai đoạn 1.
– Nhóm 2: có sự gia tăng SB so với giai đoạn 1, rõ rệt nhất là ở giai đoạn 2.
▪️ Mẫu máu tĩnh mạch
– Nhóm 1: phân tích động lực học của máu tĩnh mạch cho thấy, khi sử dụng Hydro, mức DC giảm ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4. Đồng thời, ở giai đoạn 3, TC và SB có xu hướng giảm. Xu hướng này vẫn tồn tại ở giai đoạn 4.
– Nhóm 2: mức độ TC và SB tăng lên ở giai đoạn 4.
Từ kết quả xét nghiệm máu động mạch và tĩnh mạch cho thấy, việc hít khí Hydro trong phẫu thuật giúp làm giảm biểu hiện căng thẳng oxy hóa, rõ rệt nhất vào một ngày sau khi phẫu thuật (giai đoạn 4).